Chính kinh:
“Bạch đức Thế Tôn! Đại Bồ tát có thanh tịnh xong phước bố thí chăng?
– Nầy Xá Lợi Phất! Không có. Vì bổn lai đã thanh tịnh xong”.
Luận giải:
Đại Bồ tát đi trong vô tác tam muội hiểu rõ được các pháp đều không có Tự tánh, tức là không có cỗ máy sản xuất, cấu tạo, khởi sanh ra các pháp, các pháp là vô sanh, rỗng không, không có các pháp, không có Đại Bồ tát. Sự hiện hữu của các pháp, Đại Bồ tát là do Bát nhã ba la mật, là trí tuệ đến từ bờ kia tạo tác, sanh khởi, thường trụ và làm Tự tướng trong các pháp, trong Đại Bồ tát để thực hiện thành tựu pháp bố thí. Do đó, mọi phước đức bố thí là do Bát nhã ba la mật, còn Đại Bồ tát dù có hiện hữu nhưng Tự tướng rỗng không, tướng như bất động, mọi hoạt động bố thí là bất khả đắc. Vì bất khả đắc nên rỗng không, vì vậy, Đại Bồ tát hiểu được phước bố thí rốt ráo rỗng không.
Bổn lai: là bản gốc của các pháp, là cái từ bờ kia đến, chính là Phật tánh, Bát nhã ba la mật tạo tác, sanh khởi, thường trụ và làm Tự tướng trong Đại Bồ tát để thực hiện thành tựu pháp bố thí. Nhưng Phật tánh cũng rỗng không do không có Tự tánh, không tự sanh nên rốt ráo rỗng không. Do đó, “bổn lai đã thanh tịnh xong” nghĩa là bổn lai là cái gốc của các pháp, của Đại Bồ tát, chính là Bát nhã ba la mật, là Phật tánh rốt ráo rỗng không.
Chính kinh:
“Nầy Xá Lợi Phất! Đại Bồ tát là vị đại thí chủ bố thí những thiện pháp như: Thập thiện, ngũ giới nhẫn đến Nhứt thiết chủng trí”.
Luận giải:
Đại Bồ tát bố thí pháp tức là thuyết giảng cho hàng Thanh văn, Bích chi Phật cùng tất cả chúng sanh biết tất cả các pháp đều vô tác do không có Tự tánh, không sanh, rỗng không, không có các pháp, không có chúng sanh. Sự hiện hữu của các pháp, chúng sanh là do Nhất thiết chủng trí, Bát nhã ba la mật tạo tác, sanh khởi theo Luật nhân quả. Đối với con người, nhân được tính là nghiệp. Nếu hành vào những nghiệp ác, bất thiện thì Bát nhã ba la mật tạo tác, sanh khởi, thường trụ và làm Tự tướng trong chúng sanh bắt chúng sanh phải chịu vô lượng khổ; còn nếu làm những việc thiện thì sẽ được Bát nhã ba la mật ban cho những sướng vui, hạnh phúc.
Đại Bồ tát chỉ rõ cho chúng sanh phải thật hành thập thiện đạo, ngũ giới, ba bảy pháp trợ đạo, … để được hưởng quả báo sướng vui; còn nếu thật hành thập bất thiện đạo thì sẽ bị đọa vào ba ác đạo (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh), phải chịu vô lượng sự khổ. Con người muốn thoát khỏi khổ đau phải thực hiện các thiện pháp từ thập thiện nhẫn đến đại từ đại bi.
Đại Bồ tát thuyết giảng tất cả các pháp đều do Nhất thiết chủng trí, Bát nhã ba la mật tạo tác, sanh khởi và thường trụ trong các pháp nhưng Nhất thiết chủng trí, Bát nhã ba la mật cũng không có Tự tánh, không sanh, rỗng không nên các pháp do Nhất thiết chủng trí tạo tác, sanh khởi cũng chỉ như mộng, như ảo, như hóa, không thật có.
Nhất thiết chủng trí (Bát nhã ba la mật) được hiện hữu là do Chánh thân Như Lai, còn gọi là Đệ nhất nghĩa đế hay Bát nhã ba la mật phân thân thị hiện như Kinh Đại Bát Niết Bàn, Tập II, Phẩm Quang Minh Biến Chiếu Cao Quý Đức Vương Bồ Tát, Đức Phật nói:
“Một là có thể thị hiện một thân làm nhiều thân, số thân lớn nhỏ nhiều như vi trần đầy khắp mười phương vô lượng thế giới. Thân Như Lai thiệt chẳng phải vi trần vì sức đại tự tại mà thị hiện vi trần thân. Tự tại như vậy thời gọi là đại ngã”.
Các vi trần thân là Pháp thân Như Lai, chính là Bát nhã ba la mật, Nhất thiết chủng trí nhiều vô lượng vô biên, là cái tạo tác, sanh khởi ra các pháp; còn “thân Như Lai” là Chánh thân, không phải là vi trần. Pháp thân Như Lai mới là cái trực tiếp tạo tác, sanh khởi ra các pháp; còn Chánh thân Như Lai, Bát nhã ba la mật thì phân thân ra các pháp thân tức là Nhất thiết chủng trí, Bát nhã ba la mật. Do đó, Chánh thân không trực tiếp sanh khởi ra các pháp, nhưng nếu Chánh thân không phân thân thì sẽ không có pháp thân, Nhất thiết chủng trí, Bát nhã ba la mật nên không có các pháp. Do vậy, tất cả các pháp được sanh ra là do Bát nhã ba la mật, chính là do Chánh thân Như Lai hay Đệ nhất nghĩa đế sanh ra.
Chính kinh:
Ngài Xá Lợi Phất thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Thế nào đại Bồ tát tu tập đúng Bát nhã ba la mật tương ứng với Bát nhã ba la mật?”.
Đức Phật nói: “Nầy Xá Lợi Phất! Đại Bồ tát tu tập đúng sắc không, tu tập đúng thọ, tưởng, hành, thức không, đây gọi là tương ứng với Bát nhã ba la mật”.
Luận giải:
Uẩn sắc: là thực thể vật chất của con người.
Uẩn thọ: là sự cảm thọ của con người gồm lạc thọ, khổ thọ, bất khổ bất lạc thọ.
Uẩn tưởng: là tướng rõ biết.
Uẩn hành: là mọi hoạt động, vận động, tác động qua lại của con người, chính là các hoạt động tác nghiệp hằng ngày của con người trong cuộc sống bao gồm thân hành, khẩu hành, ý hành. Quá trình hoạt động khởi lên ba loại nghiệp: nghiệp thiện, nghiệp ác và nghiệp vô ký (nghiệp vô ký là nghiệp làm ăn trong mưu cầu sự sống không tạo ra thiện cũng không gây ra ác).
Uẩn thức: là bộ phận tri giác, sự hiểu biết của con người.
♦ “Đại Bồ tát tu tập đúng sắc không”:
Thế nào là tu tập đúng sắc không?
Tu tập đúng sắc không nghĩa là Đại Bồ tát phải tu tập như thế nào để khi quan sát sắc đang hiện hữu phải thấy được sắc rỗng không, không thật có.
Đại Bồ tát muốn tu tập đúng sắc không thì phải quan sát gọi là soi thấy, tức là chiếu kiến để thấy được sắc đang hiện hữu nhưng lại rỗng không, không thật có như Bát Nhã Tâm Kinh, chỉ rõ: “Chiếu kiến ngũ uẩn giai không”. Chiếu kiến ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) đều không, nghĩa là soi thấy năm uẩn sắc, thọ, tưởng, hành, thức đều rỗng không.
Đức Phật Thích Ca chỉ rõ sắc không có Tự tánh như Kinh Bát Nhã Ba La Mật, Tập II, Phẩm Vô Tác, Đức Phật Thích Ca nói:
“Vì sắc, thọ, tưởng, hành, thức nhẫn đến Nhứt thiết chủng trí đây vốn không có tánh”.
Sắc, thọ, tưởng, hành, thức nhẫn đến Nhất thiết chủng trí vốn không có tánh tức là sắc, thọ, tưởng, hành, thức nhẫn đến Nhất thiết chủng trí không có Tự tánh.
Tự tánh là cái tạo tác, cấu tạo, sản xuất, khởi sanh ra các pháp nhưng sắc không có Tự tánh nên không có cái tạo tác, cấu tạo để sản xuất, khởi sanh ra sắc, do đó, sắc là rỗng không, không có. Sắc được hiện hữu trong thế gian là do Pháp tánh thường trụ trong sắc tạo tác, cấu tạo, sản xuất, khởi sanh ra sắc. Pháp tánh thường trụ đó là Tự tánh Như Lai tạng, chứ không phải Tự tánh của sắc vì sắc không có Tự tánh, như trong Kinh Lăng Già, Phẩm Nhất Thiết Phật Ngữ Tâm, chỉ rõ:
“Tự tánh của Như Lai Tạng vốn trong sạch thường trụ chẳng đoạn, chẳng có biến đổi, đầy đủ ba mươi hai tướng nơi thân của tất cả chúng sanh, vì áo nhơ ấm, giới, nhập che khuất, nên bị cấu bẩn vọng phân biệt tham, sân, si sở ô nhiễm, giống như bửu vật vô giá ẩn trong áo nhơ”.
Như vậy, Tự tánh Như Lai tạng thường trụ ở trong thân chúng sanh, còn chúng sanh thì không có Tự tánh.
Tự tánh Như Lai tạng có ba mươi hai tướng, là các tướng tạo tác, sản xuất, cấu tạo ra thân sắc của chúng sanh như Kinh Bát Nhã Ba La Mật, Tập III, Phẩm Tứ Nhiếp, Đức Phật Thích Ca nói ba mươi hai tướng có các tướng như sau:
“Lòng bàn chân bằng phẳng. Ngón tay và ngón chân dài hơn người khác. Các ngón tay, ngón chân có màng lưới mỏng trong suốt liền nhau, đẹp hơn người khác. Đứng thẳng hai tay rờ đến gối. Da mỏng mịn trơn chẳng dính bụi, ruồi muỗi chẳng đậu được. Thân hình ngay thẳng. Có bốn mươi cái răng. Bốn cái răng nanh rất trắng và lớn hơn cả. Xương thịt trên đỉnh đầu vun thành búi, …”.
Trên đây là một số tướng tạo tác trong ba mươi hai tướng của Tự tánh Như Lai tạng tạo tác, sanh khởi ra thân tướng chúng sanh.
♦ Tự tánh Như Lai tạng tạo tác, sanh khởi và thường trụ trong thân chúng sanh, ẩn trong thân chúng sanh giống như bửu vật vô giá ẩn trong áo nhơ:
Tại sao Tự tánh Như Lai tạng lại được ví như bửu vật vô giá ẩn trong áo nhơ?
Bởi Tự tánh Như Lai tạng là chúa tể, chủ tể, là cái ngã cai quản sự sanh diệt của chúng sanh, cũng như cai quản mọi hoạt động, vận động, tác động qua lại như đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, uống, đắp y, nói cười, thở ra, thở vào, … của chúng sanh. Do đó, bắt chúng sanh khổ đau, hoạn nạn hay cứu vớt chúng sanh khỏi mọi khổ đau, ban cho chúng sanh cuộc sống sướng vui hạnh phúc, thành đạt cùng mọi sự hiểu biết của chúng sanh, … tất cả là do Tự tánh Như Lai tạng. Nhưng Tự tánh Như Lai tạng ở trong thân chúng sanh vắng lặng, bị năm ấm, mười hai nhập, mười tám giới cùng những tham, sân, si là các lậu phiền não che lấp nên chúng sanh chẳng thể thấy được, chỉ có người tu thành Phật như Đức Phật Thích Ca mới thấy rõ Tự tánh Như Lai tạng tức Phật tánh vì đã sạch lậu, như Kinh Đại Bát Niết Bàn, Tập II, Phẩm Sư Tử Hống Bồ Tát, Đức Phật Thích Ca nói:
“Đức Như Lai thấy Phật tánh như giữa ban ngày thấy hình sắc”.
Đức Như Lai là người tu thành Phật như Đức Phật Thích Ca.
Như vậy, quá trình chiếu kiến thấy được sắc là vô tác do không có cái tạo tác, cấu tạo, như Kinh Bát Nhã Ba La Mật, Tập I, Phẩm Quảng Thừa, Đức Phật Thích Ca nói:
“Vô tác tam muội là nói đối với các pháp không mong cầu tạo tác”.
Do đó, sắc là vô tác, không mong cầu tạo tác vì sắc không có Tự tánh nên không có cái tạo tác, cấu tạo, khởi sanh ra sắc, sắc là vô sanh, vô khởi, như Kinh Bát Nhã Ba La Mật, Tập II, Phẩm Thán Tịnh, Đức Phật Thích Ca nói:
“Vì sắc vô sanh, nhẫn đến vì Nhứt thiết chủng trí vô sanh …”.
Như vậy, sắc vô sanh nên sắc rỗng không, sắc được sanh khởi là do Tự tánh trong sắc chính là Tự tánh Như Lai tạng, tức Phật tánh sanh ra. Sắc vốn thể là rỗng không, không có như Bát Nhã Tâm Kinh chỉ rõ: “Vô sắc”, nghĩa là không có sắc.
Phật tánh chính là Trí tuệ Phật, là Bát nhã ba la mật, là trí tuệ đến từ bờ kia. Đại Bồ tát tu tập đúng sắc không (rỗng không) gọi là tương ứng với Bát nhã ba la mật vì Đại Bồ tát tu tập thấy được sắc rỗng không, không có sắc thì mới thấy được sự hiện hữu của sắc là do Bát nhã ba la mật. Bát nhã ba la mật tạo thế nào thì sắc được như thế đó nên sắc tương ứng với Bát nhã ba la mật.
♦ “Tu tập đúng thọ, tưởng, hành, thức không, đây gọi là tương ứng với Bát nhã ba la mật”:
Đại Bồ tát tu tập đúng thọ, tưởng, hành, thức không nghĩa là Đại Bồ tát tu tập như thế nào để khi quan sát thọ, tưởng, hành, thức đang hiện hữu phải thấy được thọ, tưởng, hành, thức là rỗng không, không thật có.
Muốn tu tập đúng thọ, tưởng, hành, thức không thì Đại Bồ tát phải quan sát, quán chiếu như đối với uẩn sắc đã quan sát ở phần trên để thấy được thọ, tưởng, hành, thức cũng không có Tự tánh, tức là không có cái tạo tác, cấu tạo, sản xuất, khởi sanh ra thọ, tưởng, hành, thức nên thọ, tưởng, hành, thức là vô sanh, vô khởi. Do đó, thọ, tưởng, hành, thức là rỗng không, không thật có, như Bát Nhã Tâm Kinh chỉ rõ: “Vô thọ, tưởng, hành, thức” tức là không có thọ, tưởng, hành, thức. Thọ, tưởng, hành, thức được sanh ra là do Tự tánh Như Lai tạng tức Phật tánh hay Bát nhã ba la mật sanh ra như Kinh Bát Nhã Ba La Mật, Tập II, Phẩm Chiếu Minh, Đức Phật Thích Ca nói: “Vì thọ, tưởng, hành, thức chẳng sanh nên Bát nhã ba la mật sanh”. Như vậy, Thọ, tưởng, hành, thức được hiện hữu là do Bát nhã ba la mật sanh ra.
Đại Bồ tát tu tập đúng sắc không (rỗng không), tu tập đúng thọ, tưởng, hành, thức không (rỗng không) thời mới thấy được sự hiện hữu của sắc, thọ, tưởng, hành, thức là do Bát nhã ba la mật sanh. Bát nhã ba la mật sanh thế nào thì sắc, thọ, tưởng, hành, thức được như thế đó nên sắc, thọ, tưởng, hành, thức tương ứng với Bát nhã ba la mật.
Chính kinh:
“Lại nầy Xá Lợi Phất! Đại Bồ tát tu tập đúng nhãn không, tu tập đúng nhĩ, tỷ, thiệt, thân, tâm không, đây gọi là tương ứng với Bát nhã ba la mật”.
Luận giải:
♦ Câu kinh trên đúng nghĩa của sáu căn phải là nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý.
Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân chính là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân thuộc thực thể vật chất của con người, còn ý mang tính đặc thù hiểu biết của con người. Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý gọi là sáu căn đang hiện hữu.
♦ “Đại Bồ tát tu tập đúng nhãn không”:
Thế nào là tu tập đúng nhãn không? Tu tập đúng nhãn không có nghĩa là Đại Bồ tát phải tu tập như thế nào để khi quan sát nhãn đang hiện hữu phải thấy được nhãn rỗng không, không thật có.
Đại Bồ tát muốn tu tập đúng nhãn không thì phải quan sát, gọi là soi thấy hay quán chiếu như đã quan sát đối với uẩn sắc ở phần trên để thấy được nhãn cũng không có Tự tánh, tức là không có cái tạo tác, cấu tạo, sản xuất, khởi sanh ra nhãn nên nhãn là vô sanh, vô khởi. Do đó, nhãn là rỗng không như Bát Nhã Tâm Kinh chỉ rõ: “Vô nhãn” nghĩa là không có nhãn. Nhãn được sanh ra là do Tự tánh Như Lai tạng, chính là Bát nhã ba la mật sanh.
Như vậy, sự hiện hữu của nhãn ở trên thế gian này là do Bát nhã ba la mật sanh.
♦ “Tu tập đúng nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý không, đây gọi là tương ứng với Bát nhã ba la mật”:
Tu tập đúng nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý không nghĩa là Đại Bồ tát phải tu tập như thế nào để khi quan sát nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý đang hiện hữu phải thấy được nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý rỗng không, không thật có.
Đại Bồ tát muốn tu tập đúng nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý không thì phải quan sát, gọi là soi thấy hay quán chiếu như đã quan sát đối với sắc ở phần trên để thấy được nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý cũng không có Tự tánh, tức là không có cái tạo tác, cấu tạo, sản xuất, khởi sanh ra nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý nên nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý là vô sanh, vô khởi. Do đó, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý là rỗng không như Bát Nhã Tâm Kinh chỉ rõ: “Vô nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý”, nghĩa là không có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý. Nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý được sanh ra là do Tự tánh Như Lai tạng chính là Bát nhã ba la mật sanh ra.
Như vậy, Đại Bồ tát tu tập đúng nhãn không (rỗng không), tu tập đúng nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý không (rỗng không), gọi là tương ứng với Bát nhã ba la mật vì Đại Bồ tát tu tập thấy được nhãn rỗng không, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý rỗng không thì mới thấy được sự hiện hữu của nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý là do Bát nhã ba la mật. Bát nhã ba la mật tạo ra như thế nào thì nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý được như thế đó. Vì vậy, nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý tương ứng với Bát nhã ba la mật.
Chính kinh:
“Đại Bồ tát tu tập đúng sắc không, tu tập đúng thinh, hương, vị, xúc, pháp không, đây gọi là tương ứng với Bát nhã ba la mật”.
Luận giải:
Sắc, thinh, hương, vị, xúc là hệ thống giác quan, cảm giác của con người. Sắc, thinh, hương, vị, xúc nhập lại gọi là pháp.
Sắc là giác quan tính thấy của mắt.
Thinh là giác quan tính nghe của tai.
Hương là giác quan tính mùi của mũi.
Vị là giác quan tính vị (mặn, ngọt, chua, cay, …) của lưỡi.
Thân là giác quan cảm giác của toàn thân.
Hệ thống các giác quan cảm giác trên chỉ mang tính đặc thù, chưa sáng tỏ giống như con người lúc ngủ say, không thấy, không nghe, không ngửi, muỗi đốt không thấy đau, không suy nghĩ được.
♦ “Đại Bồ tát tu tập đúng sắc không”:
Tu tập đúng sắc không nghĩa là Đại Bồ tát phải tu tập như thế nào để khi quan sát sắc đang hiện hữu, phải thấy được sắc rỗng không, không thật có.
Đại Bồ tát muốn tu tập đúng sắc không thì phải quan sát, chiếu kiến như đã quan sát đối với sắc ở phần trên để thấy được sắc cũng không có Tự tánh, tức là không có cái tạo tác, cấu tạo, sản xuất, khởi sanh ra sắc nên sắc là vô sanh, vô khởi. Do đó, sắc là rỗng không như Bát Nhã Tâm Kinh chỉ rõ: “Vô sắc”, nghĩa là không có sắc. Sắc được sanh ra là do Tự tánh Như Lai tạng chính là Bát nhã ba la mật sanh.
♦ “Tu tập đúng thinh, hương, vị, xúc, pháp không, đây gọi là tương ứng với Bát nhã ba la mật”:
Tu tập đúng thinh, hương, vị, xúc, pháp không nghĩa là Đại Bồ tát phải tu tập như thế nào để khi quan sát thinh, hương, vị, xúc, pháp đang hiện hữu, phải thấy được thinh, hương, vị, xúc, pháp là rỗng không, không thật có.
Đại Bồ tát muốn tu tập đúng thinh, hương, vị, xúc, pháp không thì phải quan sát, chiếu kiến như đã quan sát đối với uẩn sắc ở phần trên để thấy được thinh, hương, vị, xúc, pháp cũng không có Tự tánh, tức là không có cái tạo tác, cấu tạo, sản xuất, khởi sanh ra thinh, hương, vị, xúc, pháp nên thinh, hương, vị, xúc, pháp là vô sanh, vô khởi. Do đó, thinh, hương, vị, xúc, pháp là rỗng không, như Kinh Bát Nhã Ba La Mật, Tập I, Phẩm Tu Tập Đúng chỉ rõ: “Không có thinh, hương, vị, xúc, pháp”. Thinh, hương, vị, xúc, pháp hiện hữu, được sanh ra là do Tự tánh Như Lai tạng chính là Bát nhã ba la mật sanh.
Như vậy, Đại Bồ tát tu tập đúng sắc không (rỗng không), tu tập đúng thinh, hương, vị, xúc, pháp không (rỗng không), đây gọi là tương ứng với Bát nhã ba la mật vì Đại Bồ tát tu tập thấy được sắc rỗng không, thinh, hương, vị, xúc, pháp rỗng không thì mới thấy được sự hiện hữu của sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp là do Bát nhã ba la mật. Bát nhã ba la mật tạo như thế nào thì sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp được như thế đó. Do đó, sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp tương ứng với Bát nhã ba la mật.
Chính kinh:
“Đại Bồ tát tu tập đúng nhãn giới không, đúng sắc giới không, nhãn thức giới không, nhẫn đến tu tập đúng ý thức giới không, đây gọi là tương ứng với Bát nhã Ba la mật”.
Luận giải:
♦ Đoạn kinh này phần tu tập đúng nhãn giới không, tu tập đúng sắc giới không đã nói ở hai phần trên, không luận giải ở đây nữa.
Do đó, chỉ luận giải: “Đại Bồ tát tu tập đúng nhãn thức giới không nhẫn đến tu tập đúng ý thức giới không”.
* Nhãn thức giới nhẫn đến ý thức giới gọi là sáu thức. Khi sáu căn nhập với sáu trần tức là nhãn nhập sắc, nhĩ nhập thinh, tỷ nhập hương, thiệt nhập vị, thân nhập xúc, pháp nhập ý thì con người chỉ như là lúc ngủ say. Hệ thống các giác quan cảm giác và ý chỉ mang tính đặc thù, chưa sáng tỏ. Khi được thức tác động vào thì hệ thống các giác quan cảm giác và ý mới mang tính sáng tỏ. Thức tác động vào sáu bộ phận (đã lục nhập) nên gọi là nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức. Lúc này con người mới thấy, nghe, ngửi, vị, cảm xúc của thân và ý thức mới hiểu biết được, nghĩa là tất cả hệ thống các giác quan, cảm giác và ý thức được khởi lên tính sáng tỏ giống như con người tỉnh dậy sau giấc ngủ.
♦ “Đại Bồ tát tu tập đúng nhãn thức giới không”:
Tu tập đúng nhãn thức giới không có nghĩa là Đại Bồ tát phải tu tập như thế nào để khi quan sát nhãn thức đang hiện hữu, phải thấy được nhãn thức rỗng không, không thật có.
Đại Bồ tát muốn tu tập đúng nhãn thức giới không thì phải quan sát, chiếu kiến như đã quan sát đối với uẩn sắc ở phần trên để thấy được nhãn thức giới cũng không có Tự tánh, tức là không có cái tạo tác, cấu tạo, sản xuất, khởi sanh ra nhãn thức giới nên nhãn thức giới là vô sanh, vô khởi, do đó, nhãn thức giới là rỗng không. Sự hiện hữu nhãn thức giới là do Tự tánh Như Lai tạng chính là Bát nhã ba la mật tạo tác, sanh khởi ra.
♦ “Tu tập đúng nhĩ thức giới, tỷ thức giới, thiệt thức giới, thân thức giới, ý thức giới không”:
Đại Bồ tát tu tập đúng nhĩ thức giới nhẫn đến ý thức giới không nghĩa là Đại Bồ tát phải tu tập như thế để khi quan sát nhĩ thức nhẫn đến ý thức giới đang hiện hữu, phải thấy được nhĩ thức giới nhẫn đến ý thức giới là rỗng không, không thật có.
Đại Bồ tát muốn tu tập đúng nhĩ thức giới nhẫn đến ý thức giới không thì phải quan sát, chiếu kiến như đã quan sát đối với uẩn sắc ở phần trên để thấy được nhĩ thức giới nhẫn đến ý thức giới cũng không có Tự tánh, tức là không có cái tạo tác, cấu tạo, sản xuất, khởi sanh ra nhĩ thức giới nhẫn đến ý thức giới nên nhĩ thức giới nhẫn đến ý thức giới là vô sanh, vô khởi. Do đó, nhĩ thức giới nhẫn đến ý thức giới là rỗng không, như Bát Nhã Tâm Kinh chỉ rõ: “Vô nhãn giới nhẫn đến vô ý thức giới”, tức là không có nhãn giới nhẫn đến ý thức giới. Nhĩ thức giới nhẫn đến ý thức giới được sanh ra là do Tự tánh Như Lai tạng chính là Bát nhã ba la mật sanh.
♦ “Đây gọi là tương ứng với Bát nhã ba la mật”:
Đại Bồ tát tu tập đúng nhãn thức giới không (rỗng không) nhẫn đến ý thức giới không (rỗng không) đây gọi là tương ứng với Bát nhã ba la mật vì Đại Bồ tát tu tập thấy được nhãn thức giới rỗng không nhẫn đến ý thức giới rỗng không thời mới thấy được sự hiện hữu của nhãn thức giới nhẫn đến ý thức giới là do Bát nhã ba la mật tạo tác, sanh khởi ra. Bát nhã ba la mật tạo thế nào thì nhãn thức giới nhẫn đến ý thức giới được như thế đó, do đó, nhãn thức giới nhẫn đến ý thức giới tương ứng với Bát nhã ba la mật.
Chính kinh:
“Đại Bồ tát tu tập đúng khổ không, tu tập đúng tập, diệt, đạo không, đây gọi là tương ứng với Bát nhã ba la mật”.
Luận giải:
Khổ là tất cả các sự khổ mà chúng sanh phải chịu trong cuộc đời.
Tập là những tập khí phiền não, chính là những nghiệp lực hư ngụy từ vô thỉ, đây là những nghiệp ác, bất thiện mà chúng sanh đã tạo ra ở kiếp trước. Tập là nguyên nhân gây ra mọi đau khổ cho chúng sanh.
Diệt là diệt khổ để giải thoát, muốn diệt khổ thì phải diệt tập, tức là diệt nguyên nhân gây ra đau khổ.
Đạo là con đường giải thoát, muốn giải thoát khỏi mọi khổ đau thì phải diệt những nguyên nhân gây ra đau khổ. Đạo chỉ rõ những nguyên nhân để đưa con người đi đến giải thoát. Con người phải thực hiện thập thiện đạo, bát thánh đạo, ba bảy pháp trợ đạo thì mới thoát khổ.
Như vậy, khổ là do nghiệp, do nhân quả báo ứng. Làm nghiệp thiện thì được hưởng quả báo sướng vui, tạo nghiệp ác, bất thiện thì bị báo quả khổ đau. Do đó, khổ là do nghiệp ác, bất thiện mà con người tạo ra dựa theo Luật nhân quả.
♦ “Đại Bồ tát phải tu tập đúng khổ không”:
Nghĩa là Đại Bồ tát tu tập như thế nào để thấy được cái khổ đang hiện hữu nhưng phải thấy được khổ là rỗng không, không thật có.
Đại Bồ tát muốn tu tập đúng khổ không thì phải quan sát, soi thấy như đã quan sát đối với sắc ở phần trên để thấy được khổ cũng không có Tự tánh, tức là không có cái tạo tác, cấu tạo, sản xuất, khởi sanh ra khổ nên khổ là vô sanh, vô khởi. Do đó, khổ là rỗng không như Bát Nhã Tâm Kinh chỉ rõ: “Vô khổ”, nghĩa là không có khổ. Khổ được hiện hữu là do Tự tánh Như Lai tạng, chính là Bát nhã ba la mật tạo tác, sanh khởi ra chúng sanh, thường trụ và làm Tự tướng trong chúng sanh, bắt chúng sanh phải khổ theo nghiệp tức là theo nhân quả, theo những việc làm ác, bất thiện mà chúng sanh đã làm ở kiếp trước.
♦ “Tu tập đúng tập, diệt, đạo không”:
Nghĩa là Đại Bồ tát phải tu tập như thế nào để thấy được tập, diệt, đạo đang hiện hữu, nhưng phải thấy được tập, diệt, đạo là rỗng không, không thật có.
Đại Bồ tát muốn tu tập đúng tập, diệt, đạo không thì phải quan sát, chiếu kiến như đối với uẩn sắc ở phần trên để thấy được tập, diệt, đạo cũng không có Tự tánh, nghĩa là không có cái tạo tác, cấu tạo, sản xuất, khởi sanh ra tập, diệt, đạo nên tập, diệt, đạo là vô sanh, vô khởi. Do đó, tập, diệt, đạo là rỗng không như Bát Nhã Tâm Kinh chỉ rõ: “Vô khổ, tập, diệt, đạo”.
Tập, diệt, đạo được hiện hữu là do Bát nhã ba la mật tạo tác, sanh khởi ra chúng sanh, thường trụ và làm Tự tướng trong chúng sanh để thực hiện tập, diệt, đạo. Còn chúng sanh dù có hiện hữu nhưng vô ngã, Tự tướng rỗng không, tướng như bất động nên việc thực hiện tập, diệt, đạo là bất khả đắc.
♦ “Đây gọi là tương ứng với Bát nhã ba la mật”:
Đại Bồ tát tu tập đúng khổ không (rỗng không), tu tập đúng tập, diệt, đạo không (rỗng không), đây gọi là tương ứng với Bát nhã ba la mật vì Đại Bồ tát tu tập để thấy được khổ rỗng không, tập, diệt, đạo rỗng không thì mới thấy được khổ, tập, diệt, đạo là do Bát nhã ba la mật tạo tác, sanh khởi ra chúng sanh, thường trụ và làm Tự tướng trong chúng sanh, bắt chúng sanh phải khổ theo nghiệp, đồng thời Bát nhã ba la mật tập hợp (ghi lại) những nghiệp ác, bất thiện mà chúng sanh tạo ra. Khi chúng sanh không còn tạo những nghiệp ác, bất thiện thì Bát nhã ba la mật không tạo ra khổ (Bát nhã ba la mật diệt khổ) thì chúng sanh thoát khổ. Việc tu đạo cũng là do Bát nhã ba la mật thực hiện. Vì vậy, khổ, tập, diệt, đạo là do Bát nhã ba la mật nên khổ, tập, diệt, đạo đều tương ứng với Bát nhã ba la mật.
Chính kinh:
“Đại Bồ tát tu tập đúng vô minh không, tu tập đúng hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử không, đây gọi là tương ứng với Bát nhã ba la mật”.
Luận giải:
Vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử là mười hai chi phần nhân duyên mô tả con người luân hồi trong ba kiếp quá khứ, hiện tại, vị lai. Con người không chỉ luân hồi trong ba kiếp, nếu còn vô minh (không hiểu biết) thì phải luân hồi trong vô lượng kiếp không thể thoát ra được. Mười hai nhân duyên là quy luật để Đức Phật sinh ra con người, bắt con người phải chịu khổ theo những việc làm của mình do vô minh.
Vô minh là:
– Không hiểu biết về ngũ uẩn, không hiểu biết về tứ đế.
– Không hiểu về chân tánh của các pháp, của con người chính là Phật tánh, là của Như Lai chứ không phải của con người.
– Là điên đảo phiền não.
♦ “Đại Bồ tát tu tập đúng vô minh không”:
Nghĩa là Đại Bồ tát tu tập như thế nào để thấy con người đang vô minh (lầm mê, không hiểu biết về chân tánh) nhưng phải thấy được vô minh là rỗng không, không thật có.
Đại Bồ tát muốn tu tập đúng vô minh không thì Đại Bồ tát phải quán sát như đối với uẩn sắc ở phần trên để thấy được vô minh không có Tự tánh, tức là không có cái tạo tác, cấu tạo, sản xuất, khởi sanh ra vô minh. Vô minh là vô sanh, vô khởi nên vô minh là rỗng không, như Kinh Bát Nhã Ba La Mật, Tập I, Phẩm Tu Tập Đúng, Đức Phật Thích Ca nói: “Không có vô minh cũng không có vô minh tận”.
Vô minh được hiện hữu là do Bát nhã ba la mật tạo tác, sanh khởi ra con người, thường trụ và làm Tự tướng trong con người để con người hiểu biết về chân tánh (minh) hay lầm mê không hiểu biết về chân tánh (vô minh).
♦ “Tu tập đúng hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử không”:
Nghĩa là Đại Bồ tát tu tập như thế nào để thấy được hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử hiện hữu nhưng phải thấy được hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử là rỗng không, không thật có.
Đại Bồ tát muốn tu tập đúng hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử không thì Đại Bồ tát phải quán sát như đối với uẩn sắc ở phần trên để thấy được hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử không có Tự tánh, tức là không có cái tạo tác, cấu tạo, sản xuất, khởi sanh ra hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử nên hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử là vô sanh, vô khởi. Do đó, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử là rỗng không, như Kinh Bát Nhã Ba La Mật, Tập I, Phẩm Tu Tập Đúng, Đức Phật Thích Ca nói: “Không có vô minh cũng không có vô minh tận, nhẫn đến không có lão tử, cũng không có lão tử tận”.
Kinh Bát Nhã Ba La Mật, Tập III, Phẩm Tam Thứ Đệ Hành cũng chỉ rõ: “Chẳng nên lấy mười hai nhân duyên để niệm Phật. Tại sao? Vì pháp nhân duyên không có Tự tánh”.
Như vậy, từ hành đến lão tử đều không có Tự tánh, không sanh, rỗng không. Sự hiện hữu của các chi phần từ hành nhẫn đến lão tử là do Bát nhã ba la mật tạo tác, sanh khởi ra con người, thường trụ và làm Tự tướng trong con người để thực hiện các chi phần từ hành nhẫn đến lão tử.
♦ “Đây gọi là tương ứng với Bát nhã ba la mật”:
Đại Bồ tát tu tập đúng vô minh không (rỗng không), tu tập đúng hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử không (rỗng không), đây gọi là tương ứng với Bát nhã ba la mật vì Đại Bồ tát tu tập phải thấy được vô minh rỗng không, thấy được hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão, tử rỗng không thời mới thấy được từ vô minh cho đến lão tử đều do Bát nhã ba la mật tạo tác, sanh khởi ra con người theo quy luật mười hai nhân duyên. Do đó, vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử tương ứng với Bát nhã ba la mật.
Mười hai nhân duyên chỉ là quy luật để Bát nhã ba la mật sanh ra con người, còn mười hai nhân duyên không sanh ra được con người mà chỉ sanh khởi sự kết tụ những khổ đau, lớn lao, thuần nhất, cùng cực.
Chính kinh:
“Đại Bồ tát tu tập đúng tất cả pháp không, hoặc hữu vi hoặc vô vi, đây gọi là tương ứng Bát nhã ba la mật”.
Luận giải:
♦ Pháp hữu vi:
Thế nào là tất cả pháp? Như Kinh Bát Nhã Ba La Mật, Tập I, Phẩm Cú Nghĩa, Đức Phật Thích Ca nói:
“Tất cả pháp là pháp thiện, pháp bất thiện, pháp hữu ký, pháp vô ký, pháp thế gian, pháp xuất thế gian, pháp hữu lậu, pháp vô lậu, pháp hữu vi, pháp vô vi, pháp cộng, pháp bất cộng, đây gọi là tất cả pháp”.
Đại Bồ tát tu tập tất cả pháp không nghĩa là Đại Bồ tát tu tập như thế nào để thấy được tất cả pháp đều rỗng không, không thật có.
Muốn tu tập đúng tất cả pháp không thì Đại Bồ tát phải quan sát như đối với uẩn sắc ở phần trên để thấy được tất cả các pháp đều không có Tự tánh. Tự tánh là cái tạo tác, cấu tạo, sản xuất, khởi sanh ra các pháp nhưng các pháp đều không có Tự tánh, tức là không có cỗ máy để tạo tác, cấu tạo, sản xuất, khởi sanh ra các pháp nên các pháp là vô sanh, vô khởi. Do đó, các pháp là rỗng không, không thật có, như Kinh Bát Nhã Ba La Mật, Tập III, Phẩm Đạo Thọ, Đức Phật Thích Ca nói:
“Vì thế nên đại Bồ tát phải biết tất cả pháp không tánh. Tại sao vậy? Vì tất cả pháp tánh không vậy”.
Tất cả pháp tánh không tức là tất cả pháp Tự tánh rỗng không hay không có Tự tánh nên tất cả pháp là vô sanh, vô khởi, rỗng không, không thật có, như Kinh Bát Nhã Ba La Mật, Tập II, Phẩm Chiếu Minh, Đức Phật Thích Ca nói:
“Vì tất cả pháp chẳng sanh như vậy nên Bát nhã ba la mật phải sanh”.
Như vậy, sự hiện hữu của tất cả pháp là do Bát nhã ba la mật tạo tác, sanh khởi. Do đó, tất cả pháp đều tương ứng với Bát nhã ba la mật.
♦ “Hoặc pháp hữu vi hoặc vô vi, đây gọi là tương ứng với Bát nhã ba la mật”:
Pháp hữu vi như Kinh Bát Nhã Ba La Mật, Tập I, Phẩm Cú Nghĩa, Đức Phật Thích Ca nói:
“Những gì là pháp hữu vi? Nếu là pháp có sanh, có trụ, có diệt, Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới, ngũ ấm nhẫn đến ý xúc nhân duyên sanh thọ, tứ niệm xứ nhẫn đến pháp bất cộng và nhứt thiết trí, đây gọi là pháp hữu vi”.
Đại Bồ tát phải tu tập đúng pháp hữu vi không nghĩa là phải tu tập như thế nào để thấy được pháp hữu vi là rỗng không, không thật có.
Muốn tu tập tất cả pháp để thấy được pháp hữu vi đều rỗng không, không thật có thì Đại Bồ tát phải quan sát như đối với uẩn sắc ở phần trên để thấy được pháp hữu vi đều không có Tự tánh, tức là không có cỗ máy tạo tác, cấu tạo, sản xuất, khởi sanh ra các pháp nên các pháp là vô sanh, vô khởi. Do đó, các pháp là rỗng không, không thật có như Kinh Bát Nhã Ba La Mật, Tập I, Phẩm Vấn thừa, Đức Phật Thích Ca nói:
“Hữu vi pháp là nói tam giới: Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới. Xét về Dục giới thời Dục giới rỗng không, Sắc giới thời sắc giới rỗng không, Vô sắc giới thời Vô sắc giới rỗng không, vì chẳng phải thường, chẳng phải diệt. Tại sao vậy? Vì tánh tự như vậy. Đây gọi là hữu vi không”.
Đức Phật Thích Ca khẳng định pháp hữu vi là rỗng không bởi không có Tự tánh, không tự sanh khởi nên không thật có. Sự hiện hữu của pháp hữu vi là do Pháp tánh, Phật tánh chính là pháp vô vi.
♦ Pháp vô vi:
Thế nào là pháp vô vi? Như Kinh Bát Nhã Ba La Mật, Tập I, Phẩm Cú nghĩa, Đức Phật Thích Ca nói:
“Những gì là pháp vô vi? Nếu là pháp bất sanh, bất trụ, bất diệt, sạch tham, sân, si, pháp như, pháp tánh, pháp tướng, pháp vị, thiệt tế, đây gọi là pháp vô vi”.
Đại Bồ tát phải tu tập đúng vô vi không nghĩa là Đại Bồ tát phải tu tập như thế nào để thấy được pháp vô vi rỗng không, không thật có.
Muốn tu tập đúng pháp vô vi không thì Đại Bồ tát phải quan sát như đối với uẩn sắc ở phần trên để thấy được pháp vô vi đều không có Tự tánh, tức là không có cỗ máy để tạo tác, cấu tạo, sản xuất, khởi sanh ra các pháp nên các pháp là vô sanh, vô khởi. Do đó, pháp vô vi là rỗng không, không thật có, như Kinh Bát Nhã Ba La Mật, Tập I, Phẩm Vấn Thừa, Đức Phật Thích Ca nói:
“Vô vi pháp là nói không tướng sanh, không tướng trụ, không tướng diệt. Xét về vô vi pháp thời vô vi pháp rỗng không, vì chẳng phải thường, chẳng phải diệt. Tại sao vậy? Vì tánh tự như vậy. Đây gọi là vô vi không”.
Tánh tự như vậy nghĩa là không có Tự tánh, tức là vô vi không có cái tạo tác, sanh khởi ra vô vi nên vô vi là rỗng không, như Kinh Bát Nhã Ba La Mật, Tập II, Phẩm Chiếu Minh, Đức Phật Thích Ca nói:
“Vì tất cả pháp chẳng sanh như vậy nên Bát nhã ba la mật phải sanh”.
Do đó, sự hiện hữu của pháp vô vi (Pháp tánh, Pháp tướng, …) chính là Phật tánh do Bát nhã ba la mật, Chánh thân Như Lai phân thân ra mà có. Nếu Chánh thân Như Lai, Bát nhã ba la mật không phân thân sẽ không có vô vi nên vô vi tương ứng với Bát nhã ba la mật, Chánh thân Như Lai. Còn pháp hữu vi thì do vô vi tạo ra nên hữu vi cũng tương ứng với Bát nhã ba la mật.
Đại Bồ tát tu tập đúng tất cả pháp không (rỗng không) dù là hữu vi hay vô vi, đây gọi là tương ứng với Bát nhã ba la mật vì Đại Bồ tát tu tập thấy được tất cả các pháp dù là pháp hữu vi hay vô vi đều rỗng không thời mới thấy được sự hiện hữu của tất cả pháp, hữu vi, vô vi đều do Bát nhã ba la mật, tức Chánh thân Như Lai tạo tác, sanh khởi. Bát nhã ba la mật sanh như thế nào thì tất cả pháp, hữu vi, vô vi được như thế đó, do đó, tất cả pháp, hữu vi, vô vi đều tương ứng với Bát nhã ba la mật.
(Còn tiếp …)
Chùa Hang, ngày 11 tháng 09 năm 2021
Phạm Thị Mý