Kinh Tứ Niệm Xứ, Đức Phật nói:
“Đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết Bàn. Đó là Bốn Niệm xứ. Thế nào là bốn? Này các Tỳ Kheo ở đây Tỳ Kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tịnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán thọ trên các thọ, nhiệt tâm, tịnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tịnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán pháp trên các pháp nhiệt tâm, tịnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời”.
LỜI MỞ ĐẦU
Thế nào là Tứ Niệm Xứ ?
Quán Tứ Niệm Xứ là quá trình quán sát, khám phá con người về thể chất, tinh thần và các hành vi hoạt động của con người, nhằm tìm hiểu rõ bản chất chân thật sự hiện hữu của con người, tìm xét đến tột cùng sự sanh khởi, diệt tận của thể chất, tinh thần và các hành vi hoạt động của con người. Quán Tứ Niệm Xứ là quán tánh sanh khởi, tánh diệt tận và tánh sanh diệt từ thể chất, tinh thần đến năng lực vận động của các hành vi hoạt động, tác động qua lại trong sinh hoạt, lao động, sản xuất,… nói chung trong sự sống, phát triển và tồn tại của con người. Quán Tứ Niệm Xứ bao gồm quán thân, quán thọ, quán tâm và quán pháp.
Sự xuất hiện của con người cũng như vạn vật và thế giới tự nhiên hiện vẫn còn là sự bí ẩn mà mọi công trình nghiên cứu của thế giới từ trước đến nay vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng. Khám phá con người và thế giới tự nhiên hiện nay đang được các ngành khoa học thuộc nhiều lĩnh vực trên thế giới rất quan tâm, chú trọng đầu tư đi vào nghiên cứu bằng nhiều phương pháp thực nghiệm. Từ đó nhằm khám phá mọi bí mật, mọi tiềm ẩn về sự xuất hiện của con người, của vạn vật và các hiện tượng trong thế giới tự nhiên. Nhiều triết thuyết và các tôn giáo cũng đã đi sâu vào các phép biện chứng để giải thích sự hiện hữu của mọi hiện tượng, mọi sự vật và con người trong thế giới tự nhiên.
Đức Phật cũng đã đồng hành cùng nhân loại, đi sâu vào những bước khám phá tìm đến tính chân thật về sự xuất hiện của con người, của vạn vật trong tự nhiên được thể hiện trong giáo lý Phật giáo. Pháp quán Tứ Niệm Xứ là quá trình quán sát, khám phá con người dùng giáo lý của Phật Giáo đi sâu vào quán sát, soi chiếu, biện chứng tìm xét đến tột cùng từng xứ thân, thọ, tâm và pháp trên thân con người. Từ đó nhằm tìm thấy rõ bản chất sự hiện hữu của thể chất, tinh thần và năng lực các hành vi hoạt động của con người.
Quán thân là quán sát, khám phá về thể chất và các hành vi hoạt động của con người.
Quán thọ và quán tâm là khám phá về tinh thần của con người.
Quán pháp là khám phá tìm ra nguyên nhân xuất xứ các hành vi hoạt động của con người dẫn đến các việc làm, sự tư duy, suy nghĩ của con người trong sự sống, sinh hóa, phát triển và tồn tại.
Quán Tứ Niệm Xứ là một bước khám phá, quán sát cụ thể về con người mà Đức Phật đã chỉ ra Chánh trí mới là đối tượng duy nhất để tạo ra thể chất, tinh thần, mọi hoạt động sinh học và năng lực tác động qua lại để thấy rõ chân lý tạo hóa của vũ trụ. Khi đi sâu vào các phép biện chứng sâu màu thấy rõ con người chỉ là một thứ sản phẩm được tạo ra từ Đức Phật Như Lai, là Đấng tạo hóa tối cao trong vũ trụ này. Xét đến tột cùng, vật chất và tinh thần của con người cũng đều là sản phẩm được tạo ra bởi Như Lai, Như Lai là trí tuệ Phật, còn gọi là Chánh trí. Chánh trí là tinh thần của vũ trụ, là trí tuệ siêu việt có đầy đủ trí tuệ và thần lực; đây là trí tuệ của Đức Phật Như Lai, là Đấng tạo hóa tối cao, không phải Đức Phật Thích Ca. Trí tuệ này sinh ra con người đã được chỉ rõ khi quán Tứ Niệm Xứ trong quá trình quán sát tìm đến Chánh trí, Chánh niệm.
Quán Tứ Niệm Xứ là quá trình khám phá con người nhằm đưa đến nhận thức đúng đắn về nguồn gốc chân lý nhân sinh, chân lý sanh khởi, chân lý diệt tận, chân lý sanh diệt của thể chất, tinh thần và các hành vi hoạt động của con người cũng như vũ trụ vạn vật. Từ đó, con người có nhận thức đúng đắn về lối sống của mình, hướng tới cuộc sống lành mạnh, thiện lành phù hợp với chân lý nhân sinh, chân lý của vũ trụ để giải thoát mọi khổ đau. Quán Tứ Niệm Xứ giúp con người chế ngự những tham ưu là cội nguồn của sự khổ ưu, sầu não trong cuộc sống như Đức Phật đã nói trong Kinh Tứ Niệm Xứ: “Đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết Bàn”.
Kinh Tứ Niệm Xứ là kinh vượt ngôn từ, Đức Phật truyền dạy lời kinh nghĩa lý không nằm ở ngôn từ. Nếu dựa vào lời kinh để luận giải là chấp vào ngôn từ, tức là đọa ngôn từ thì không thể khai mở đúng nghĩa lý sâu màu mà Đức Phật muốn nói. Vì vậy, khi luận giải kinh vượt ngôn từ bắt buộc phải dùng phương tiện mà Đức Phật đã chỉ trong kinh, đòi hỏi người luận kinh phải khế lý hợp khế cơ, theo đúng căn cơ thứ lớp mới có thể phát hiện được phương tiện mà Đức Phật đã chỉ để luận giải đúng nghĩa lý trong kinh …
Xin vui lòng nhấn vào tệp sau để đọc tiếp:
Ngày 16 tháng 06 năm 2019
PHẠM THỊ MÝ – PHẠM THỊ LINH