Nguyên gốc bộ kinh Đại Bát Nhã này gồm 600 quyển, là nội dung Đức Phật đã thuyết giảng trong 22 năm, trên tổng số 49 năm hoằng pháp của Ngài. Ở nước ta, có 2 bộ kinh Đại Bát Nhã được dịch ra tiếng Việt. Bản thứ nhất là bản kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật do Ngài Cưu Ma La Thập dịch từ chữ Phạn ra chữ Hán, Hòa thượng Thích Trí Tịnh dịch từ chữ Hán ra tiếng Việt, gồm 3 tập. Bản thứ hai là bản kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa gồm 24 tập do Ngài Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang dịch từ chữ Phạn ra chữ Hán, Hòa thượng Thích Trí Nghiêm và Hòa thượng Thích Thiện Siêu dịch từ chữ Hán ra chữ Việt.
Bản Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh, hay còn gọi là Bát Nhã Tâm Kinh cũng đã được nhiều người dịch, trong đó bản của Pháp sư Huyền Trang dịch vào năm 649 đời Nhà Đường, tức bản có 260 chữ là bản được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam. Bản kinh tóm lược này được vua Đường ca ngợi là “tuyệt đường ngôn luận”, nghĩa là không còn gì để bàn thêm, không thể thêm bớt bất kể từ nào.
Luận giải “Pháp không” là luận giải về giáo lý dành cho bậc thượng căn (tức là của bậc Bồ tát) được Đức Phật giảng thuyết trong các bộ kinh Đại thừa. Pháp tu Đại thừa là Pháp không, tương đồng với hư không. Về phương pháp luận, Phật thuyết kinh Đại thừa vượt ngôn từ, không đọa ngôn từ nên khi luận kinh Đại thừa phải dùng phương tiện mà Ngài đã chỉ để quán chiếu và soi xét. Nếu không dùng phương tiện thì không thể luận giải được nội dung Đức Phật muốn nói trong kinh Đại thừa. Ví dụ nói “Sắc rỗng không”, rõ ràng là sắc đang hiện hữu mà Đức Phật lại nói là không. Nếu không dùng phương tiện mà Đức Phật đã chỉ thì không thể biện luận nổi tại sao sắc rỗng không.
Bồ tát phải nương vào phương tiện mà Đức Phật đã chỉ, đi sâu vào một phép biện chứng sâu màu để tìm đến các pháp. Ví dụ như: Các pháp không có “Tự tánh”, không có “Tự tướng”, các pháp là “Vô ngã”, các pháp là “Không”, “Vô tướng”, “Vô tác”, các pháp là “Vô trụ” – không có chỗ trụ trước, các pháp là “Vô thỉ” – không có cái ban đầu, “Vô chung” – không có cái kết thúc.
Các quả tu chứng của Bồ tát Đại thừa là từ Sơ trụ địa Bồ tát đến Thập trụ địa Bồ tát. Thập trụ địa Bồ tát là bậc Bồ tát có quả cao nhất, gần đắc đạo thành Phật. Thành tựu ở bậc tu này, “Thập trụ Bồ tát thấy Phật tánh như đêm tối thấy hình sắc, Đức Như Lai thấy Phật tánh như giữa ban ngày thấy hình sắc” (Kinh “Đại Bát Niết Bàn”, phẩm Sư Tử Hống Bồ Tát ).
Để có thể nhận thức và biện giải được “Pháp không” trong kinh Đại thừa, hành giả phải là người có căn thượng thừa – căn Bồ tát. Nếu không đủ căn cơ, tức là khế lý không hợp khế cơ thì khó tin khó hiểu và dễ thành kẻ tăng thượng mạn. Điều này được chỉ rõ trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa, ở phẩm “Phương tiện” thứ hai. Ngài Xá Lợi Phất tha thiết thỉnh cầu Đức Phật ba lần, nhưng phải đợi cho 5000 tỳ kheo, tỳ kheo ni, cận sự nam, cận sự nữ rời khỏi đạo tràng, lúc đó Đức Phật mới nói: “Trong chúng ta đây không còn cành lá, rặt có hột chắc. Xá Lợi Phất! Những gã tăng thượng mạn như vậy lui về cũng là tốt. Ông nay nên khéo nghe, Ta sẽ vì ông mà nói”.
Trong kinh điển của Phật giáo, Đức Phật Thích Ca sử dụng hai dạng ngôn ngữ để thuyết pháp, đó là đọa ngôn từ và không đọa ngôn từ.
Đọa ngôn từ là những từ ngữ thông thường mà Đức Phật dùng để thuyết giảng cho các hàng Thanh văn, Bích chi và phàm phu chấp trước. Ở hình thức ngôn ngữ này, mọi nghĩa lý được phơi bày ở ngôn từ, cũng như cách thể hiện ngôn ngữ trong kinh thánh và các loại ấn phẩm khác của nhân loại.
Hình thức thứ hai, Đức Phật Thích Ca dùng siêu ngôn ngữ, không đọa ngôn từ, nghĩa lý ẩn sâu, không phơi bày ở ngôn từ nên khó hiểu. Khi luận kinh không đọa ngôn từ, Đức Phật chỉ rõ là phải dùng phương tiện, dẫn nhập vào một phép biện chứng sâu màu mới thấu hiểu hết nghĩa lý câu kinh, từng bước tìm đến chân lý tối hậu mà Đức Phật muốn nói trong kinh. Nếu xa rời phương tiện thì việc luận kinh sẽ bị đọa vào ngôn từ, không giải thích được nghĩa lý sâu xa của câu kinh, như vậy sẽ không đúng với chân lý mà Đức Phật đã chỉ.
Khi thuyết kinh không đọa ngôn từ, Đức Phật sử dụng hai phương pháp là pháp dụ và pháp vượt ngôn từ.
Phương pháp dụ được thể hiện nhiều trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa, ví dụ như trong phẩm “Thí dụ” thứ ba, Đức Phật kể: có một ông trưởng giả sống trong ngôi nhà lớn đã mục nát cùng các đứa con. Một hôm ngôi nhà bị bốc cháy, các con còn nhỏ dại lại ham mê vui chơi, không biết lửa sẽ đốt thiêu cháy tất cả, ông gọi sao các con cũng không chịu chạy ra ngoài ngôi nhà đang cháy. Thế nên, ông dùng 3 cỗ xe chở đầy vàng bạc châu báu là xe dê, xe hươu và xe trâu để dụ các con ra khỏi ngôi nhà. Ở đây ba cỗ xe, Đức Phật hàm ý muốn nói đến ba thừa. Ngôi nhà lửa, đó là ngôi nhà lửa vô thường của Tam giới. Vì con người ham mê sắc, thinh, hương, vị, xúc thô hèn nên sanh ái nhiễm, do đó sẽ bị nó thiêu đốt và bị đọa sanh hành nghiệp trong sinh tử luân hồi, không bao giờ ra khỏi.
Trong kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa và nhiều kinh Đại thừa khác, Đức Phật thuyết vượt ngôn từ, nghĩa lý không nằm ở ngôn từ. Ví dụ, trong bố thí ba la mật, Đức Phật nói, khi bố thí “không thấy người thí, không thấy người nhận thí và không thấy vật thí”. Trên thực tế, khi quan sát bằng mắt thường, rõ ràng là chúng ta thấy được sự hiện hữu của người thí, người nhận thí và vật thí, thế nhưng tại sao Đức Phật lại nói là không thấy.
Như vậy, để luận giải “Pháp không” trong kinh Đại thừa, hành giả phải biện luận vượt ngôn từ vì nghĩa lý của câu kinh không nằm ở ngôn từ, nhưng trong quá trình luận kinh cũng không được rời ngôn từ, bởi rời ngôn từ sẽ bị hý luận. Phương pháp luận kinh Đại thừa cũng không luận giải ở hình thức giải thích hay phân tích, mà phải dùng phép biện chứng sâu màu, khám phá ngôn từ, nhằm tìm đến kết quả đúng với nghĩa lý các ngôn từ của câu kinh. Đây là một trong những điều rất then chốt trong khi nghiên cứu kinh Đại thừa Phật giáo.
Vậy, làm thế nào để có thể luận giải kinh Đại thừa không đọa ngôn từ?
Muốn luận kinh Đại thừa vượt ngôn từ theo đúng như những gì Đức Phật muốn chỉ trong câu kinh, hành giả phải dùng “phương tiện” mà Đức Phật đã đưa ra. Phương tiện đó là “Tự tánh rỗng không”. Phải dùng phương tiện để quan sát soi chiếu con người và vạn vật, chứ mắt thường là không thể quan sát được. Dùng mắt thường quan sát thì vẫn thấy rất rõ, rất cụ thể bốn đại chủng của sắc, mà không thể thấy được sắc rỗng không, không thể thấy được các pháp rỗng không; thấy rõ người thí, thấy rõ vật thí và người nhận thí khi bố thí, chứ không phải không thấy như kinh đã nói “không thấy người thí, không thấy vật thí và không thấy người nhận thí”.
Khi quan sát soi chiếu con người và các pháp, Bồ tát phải y nơi sư tử phấn tấn tam muội, có nghĩa là phải nương vào cái chúa tể, cái chủ thể cai quản sinh diệt để tìm thấy các pháp là không, vô tướng, vô tác. Ở đây, danh từ “Sư tử” được dùng như một pháp dụ. Trong tự nhiên, sư tử được coi là chúa sơn lâm, là chúa tể muôn loài. Đức Phật dùng từ “Sư tử” để chỉ cái chúa tể cai quản, cái chúa tể quyết định sanh diệt của con người và vũ trụ vạn vật.
Cái quyết định sanh diệt là cái tạo tác, đó chính là cái Tự tánh trong các pháp, tự nó cấu tạo sản xuất ra chính nó. Nghĩa là, Tự tánh là cỗ máy trong con người, cấu tạo sản xuất ra con người và vạn vật. Nhưng cỗ máy cấu tạo để sản xuất ra con người cũng như vạn vật ở trong các pháp lại không phải của các pháp, mà là Tự tánh của Như Lai tạng. Điều này đã được Đức Phật nói trong các kinh như Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa, phẩm Tuần Tự nói: “Bởi vì tất cả pháp không có Tự tánh”; hay trong kinh Đại Bát Niết Bàn, phẩm Quang Minh Biến Chiếu Cao Quý Đức Vương Bồ Tát nói: “vì tất cả pháp đều không có Tự tánh”. Trong kinh Lăng Già, phẩm Nhất Thiết Phật Ngữ Tâm, Đức Phật nói: “Tự tánh của Như Lai tạng vốn trong sạch, thường trụ, chẳng đoạn, chẳng có biến đổi, đầy đủ ba mươi hai tướng nơi thân của tất cả chúng sanh, vì áo nhơ ấm, giới, nhập che khuất, nên bị cáu bẩn vọng phân biệt, tham sân si, sở ô nhiễm, giống như bửu vật vô giá ẩn trong áo nhơ”.
Để làm sáng tỏ thêm luận điểm trên, khi đi sâu vào quan sát về sự tồn tại và phát triển của con người chúng ta cũng thấy, nếu con người có “Tự tánh”, tức là có cái “Tạo tác” để tự sinh ra thì bố mẹ trước khi sinh con đều có thể tự quyết định được giới tính, hình hài, trí thông minh, … của con mình. Nhưng trên thực tế điều đó không bao giờ có thể xảy ra. Bố mẹ không thể quyết định được giới tính của con mình, không thể quyết định được chiều cao, sắc diện của con mình, không thể quyết định được trí tuệ cho con mình, … Bản thân con người cũng không thể tự quyết định được sức khoẻ của mình, không quyết định được sự già yếu, sự sinh tử của mình, cũng như không quyết định được sự thành bại của cuộc đời mình, …
Trong quá trình biện chứng và tìm xét đến tột cùng chân lý sanh diệt của con người và vạn vật, Bồ tát phải nương vào “Sư tử”, tức là nương vào “Pháp tánh” bên trong các pháp. Pháp tánh này còn được gọi là “Tự tánh”.
“Tự tánh” là “Pháp trụ tính”, là “Pháp tánh thường trụ”, cũng còn gọi là “Nho đồng”, tức là cái “Tạo tác”, cái tự nó tạo tác sinh khởi ra sự hiện hữu của con người và các pháp. Tuy nhiên, Đức Phật đã chỉ rõ, con người và các pháp không có “Tự tánh”. Đức Phật chỉ cho, chứ dùng mắt thường của chúng ta không thể soi chiếu được, không có máy móc nào có thể soi chiếu được. Thế thì “Tự tánh” này ở đâu ra? Tìm ra được cái “Tự tánh” này là chúng ta tìm được chân lý sinh diệt, hoạt động và phát triển của con người và vạn vật.
Như Đức Phật đã nói ở trên, cái “Tự tánh” là “Pháp tánh thường trụ”, Pháp tánh này không phải của các pháp, Pháp tánh này đến từ bờ kia, tức là từ bờ giác, chứ không phải từ bờ sanh tử này. Pháp tánh này được gọi là Ma ha Bát nhã ba la mật, dịch sang tiếng Việt là “Trí tuệ vô cùng to lớn đến từ bờ kia” như kinh Bát Nhã đã nói.
Vì cái trí tuệ này bằng mắt thường không thấy được nên gọi là không, gọi là “Pháp không”, nhưng không phải rỗng không, như Đức Phật nói trong kinh “vì không phải sắc nên gọi là không, nhưng là không phi không”. Đây là cách nói không đọa ngôn từ.
Dùng sức phương tiện và nương vào “Sư tử” ta sẽ tìm được “ba giải thoát môn” là “Không tam muội”, “Vô tướng tam muội và “Vô tác tam muội”. Đây cũng có thể coi là những phương tiện dẫn xuất trong quá trình biện chứng “Pháp không”.
Vì các pháp không có “Tự tánh” nên không có cái “Tạo tác”; tạo tác là cái thi vi tạo tác, là cỗ máy trong các pháp để sản sinh ra các pháp. Nhưng bản thân các pháp không có cỗ máy tạo tác, không có thi vi tạo tác để tự sản sinh ra chính mình, do đó các pháp không mong cầu tạo tác, các pháp là vô tác. Đây là Vô tác tam muội, trong kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật, phẩm Quảng Thừa nói: “Vô tác tam muội là nói đối với các pháp không mong cầu tạo tác”.
Vì các pháp vô tác nên các pháp không tự sinh ra, vì không tự sinh ra nên không có gì để diệt. Bởi vậy, các pháp không có tướng tự tịch diệt. Đây là Vô tướng tam muội. Vô tướng tam muội nói “Các pháp không có tướng tịch diệt, tịch diệt tướng các pháp là Nhất thiết chủng trí”. Trong phẩm Quảng Thừa, kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật nói: “Vô tướng tam muội là nói diệt hoại các pháp tướng không nghĩ, không nhớ”. Trong phẩm Tam Huệ, kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật cũng nói: “Vì tướng duy nhất mà gọi là Nhất thiết chủng trí, đó là tất cả pháp tịch diệt tướng”. Như vậy, Nhất thiết chủng trí tức là Pháp tánh thường trụ, tức là Phật tánh,… là cái quyết định sự tịch diệt của các pháp.
Như đã trình bày ở trên, cỗ máy tạo tác, cấu tạo lên các pháp là Tự tánh của Như Lai tạng, còn tự bản thân các pháp là vô tác, không có cái thi vi tạo tác để cấu tạo lên chính mình. Vì các pháp vô tác nên các pháp không được sinh ra. Vì không được sinh ra nên các pháp rỗng không. Vì rỗng không nên các pháp không có “Tự tướng”.
Tự tướng là chủ thể năng lực vận động tác động qua lại cho sự hoạt động phát triển của tất cả pháp như đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, uống, đắp y, … Nhưng vì các pháp không có Tự tánh nên không có Tự tướng, do đó Tự tướng cũng rỗng không. Vì Tự tướng rỗng không nên không có cái chủ thể để tác động cho mọi hoạt động của các pháp; tức là các hoạt động như đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, uống, đắp, y, … đều bất khả đắc. Như vậy, từ phương tiện Tự tánh rỗng không mà Đức Phật chỉ cho, chúng ta tìm thấy được một phương tiện nữa là “Tự tướng rỗng không”. Đây là Không tam muội. Trong kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật, phẩm Quảng Thừa nói: “Không tam muội là nói các pháp tự tướng rỗng không”.
Như vậy, trong quá trình biện giải trên, ta đã chỉ ra được ba môn tam muội, hay còn gọi là ba giải thoát môn: Không tam muội – các pháp không có Tự tướng, vì không có Tự tướng nên các hoạt động qua lại như đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, uống, đắp, y, … đều bất khả đắc; Vô tướng tam muội – các pháp không có tướng tự tịch diệt, tịch diệt tướng các pháp là Nhất thiết chủng trí; Vô tác tam muội – các pháp không mong cầu tạo tác, các pháp không có cái tạo tác, vì vậy các pháp là vô tác.
Tiếp theo, để luận giải “Pháp không” cũng cần chỉ ra ba yếu tố nhận thức trong kinh Đại thừa, đó là: Các pháp rỗng không, các pháp bất động và tất cả các pháp đều là Phật pháp.
Trong Ba môn tam muội, Vô tác tam muội nói, các pháp không mong cầu tạo tác, tức là các pháp không có cái tạo tác. Cái tạo tác là cỗ máy tự tạo ra các pháp, vì các pháp không có cái tạo tác, không tự sinh ra nên không có cái ngã. Cái ngã chính là cái tôi trong các pháp, là cái chúa tể, cái chủ thể của các pháp.
Cái chúa tể đó là cái tạo tác sanh ra cái tôi, cái ngã của các pháp. Trong kinh Vô ngã tướng, Đức Phật nói: “Này các thầy, sắc không phải là ta, là tự ngã. Nếu sắc là ta thì sắc sẽ không gây đau khổ (bệnh tật) và đối với thân thể, ta có thể ra lệnh: “Thân tôi phải như thế này như thế kia theo ý tôi”. Thế nhưng, bởi vì thân thể không phải là ta, nên nó không tránh khỏi bệnh tật và không ai có thể ra lệnh cho thân thể “Thân tôi phải như thế này như thế kia theo ý tôi””. Cái ngã, cái chúa tể đó là của Đức Phật và được gọi là Pháp tánh, là cái Tự tánh.
Kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật nói: “Đại bồ tát thực hành bát nhã ba la mật, chẳng thấy sắc sanh, chẳng thấy sắc diệt, chẳng thấy sắc thọ, chẳng thấy sắc cấu, chẳng thấy sắc tịnh, chẳng thấy sắc tăng, chẳng thấy sắc giảm. Tại sao vậy? Vì sắc sắc tánh rỗng không vậy”.
Khi quán sát, soi chiếu về uẩn sắc, tức là thực thể vật chất của con người thì thấy rằng, sắc không có Tự tánh. Tự tánh là cái Tạo tác, tự nó tạo tác ra sản phẩm về khối lượng, về kích thước và hình tướng của vật chất, nhưng sắc không có Tự tánh nên không có cái Tạo tác.
Do không có cái Tạo tác nên không có chủ thể cấu tạo lên sắc. Bởi vậy, sắc không mong cầu tạo tác, sắc là Vô tác, không có cái Tạo tác nên sắc là vô sanh. Bởi sắc không sanh nên sắc không thật có. Vì sắc không thật có nên sắc rỗng không, không sanh, không diệt.
Sự hiện hữu của sắc chỉ là một sản phẩm như trong các đoạn trích dẫn trên Đức Phật đã chỉ, cái Tạo tác sinh ra các pháp không phải của chính nó. Vì sắc không có Tự tánh nên tự nó không tạo tác sinh ra nó được. Cái Tạo tác sinh ra sắc là cái Pháp tánh không phải của sắc. Pháp tánh đó thường trụ trong sắc để cấu tạo lên sắc. Pháp tánh đó là Tự tánh của Như Lai. Không có Pháp tánh thường trụ này thì sắc không được sanh ra, vì không sanh nên sắc không thực có. Vì không thật có nên rỗng không, không sanh, không diệt; mà đã không sanh không diệt thì không cấu, không tịnh (không nhơ, không sạch), không tăng, không giảm. Sắc hiện hữu cũng chỉ là một sản phẩm do cái Tự tánh của Như Lai, hay Pháp tánh thường trụ trong sắc cấu tạo lên.
Tương tự như cách soi chiếu, quan sát trên ta thấy rằng, thọ, tưởng, hành, thức cũng rỗng không, không sanh, không diệt. Vì không thật có nên không sanh, không diệt; mà đã không sanh không diệt thì không cấu, không tịnh, không tăng, không giảm. Như vậy, sau khi biện chứng tìm đến kết quả thì thấy rằng, sắc, thọ, tưởng, hành, thức không sanh, không diệt, không nhơ, không sạch, không tăng, không giảm, tất cả đều không thật có, rỗng không, tương đồng với hư không.
Trong kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật, phẩm Vấn Thừa, Đức Phật cũng chỉ rõ: “Đại Bồ tát lại có Đại thừa. Những nội không, ngoại không, nội ngoại không, Không không, đại không, đệ nhất nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô thỉ không, tán không, tánh không, tự tướng không, chư pháp không, bất khả đắc không, vô pháp không, hữu pháp không, vô pháp hữu pháp không”.
Với tất cả các pháp, theo cách biện chứng như trên, tức là từ nhận thức các pháp không có Tự tánh, không có cái chúa tể, cái chủ thể, tức là cái Ngã để tạo tác ra các pháp nên các pháp không được sinh ra, do đó, các pháp đều rỗng không, tức là mọi sự vật hiện tượng đều rỗng không, không thật có.
Vì các pháp không sanh, không tự nó sanh ra nó, cũng không phải tự nhiên sanh ra, cũng không phải Nhân duyên là cái tạo tác để sinh ra. Do bản thân Nhân duyên cũng không có Tự tánh để tạo tác sanh ra Nhân duyên nên Nhân duyên cũng rỗng không, không có Nhân duyên (“Vô vô minh diệc vô vô minh tận, vô lão tử diệc vô lão tử tận” – nghĩa là không có vô minh cũng không hết vô minh, không có lão tử cũng không hết lão tử).
Vì Nhân duyên không sanh nên Nhân duyên cũng không diệt, do vậy không có Nhân duyên. Vốn thể Nhân duyên không thật có nên Nhân duyên không thể tạo tác sanh được các pháp mà Nhân duyên cũng do một yếu tố nào đó sanh ra. Vì thế, Nhân duyên chỉ là cái nguyên nhân để tạo tác sinh khởi các pháp, tức là sinh ra mọi sự vật hiện tượng.
Vardenafil er en PDE5-hemmere med tette forhold i funksjonalitet for både Cialis og Viagra eg ingen flere bekymringer om en unerect penis. Denne gel har en behagelig smak av jordbær eg og er kjent for deres effektivitet eller apotekno.com dette gjør at glatt muskel i svamplegemet i penis slapper av.
Như vậy, tất cả các pháp đều không, rỗng không như hư không, thế giới này rỗng không, chẳng thấy gì cả. Vì không thấy gì cả nên trong bố thí Ba la mật, Đại Bồ tát không thấy người thí, không thấy vật thí và không thấy người nhận thí.
Khi vạn vật đã được tạo tác, đã được sinh khởi, đã được hiện hữu thì trong nó là cái “Tự tướng”. Tự tướng là cái chủ thể để tác động cho mọi vận động trong quá trình phát triển và tồn tại. Thế nhưng, như đã biện chứng ở trên, các pháp Tự tướng rỗng không, tức là các pháp không có Tự tướng, vì không có Tự tướng nên các hành động như: đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, uống, đắp y, … đều bất khả đắc. Các pháp không thể tự hoạt động phát triển tồn tại. Vì không thể tự hoạt động nên các pháp là bất động, cả vũ trụ này là bất động. Đại Bồ tát quan sát thấy con người bất động, muôn loài bất động, cây cỏ bất động, cả thế giới và vũ trụ này bất động, Đức Phật gọi là tướng như.
Các hoạt động bố thí Ba la mật là bất động, tướng như, không thành tựu, bất khả đắc. Tương tự như vậy, các hoạt động trì giới Ba la mật, nhẫn nhục Ba la mật, tinh tấn Ba la mật, thiền định Ba la mật và Bát nhã Ba la mật cũng tướng như, bất động, không thành tựu vì bất khả đắc.
Bằng phương tiện chúng ta đã luận giải được các pháp không tự sinh ra, các pháp rỗng không như hư không và các pháp tướng như bất động. Nhưng trong thực tại, rõ ràng là các pháp đang hiện hữu, con người chúng ta đang hiện hữu, các loài hữu tình và vô tình đang hiện hữu, thế giới vũ trụ cũng đang hiện hữu và hoạt động.
Vậy tất cả các pháp từ đâu mà có? Ai đã và đang làm cho tất cả hoạt động được khả đắc?
Trong kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật, phẩm Chiếu Minh, Đức Phật nói: “Vì sắc chẳng sanh nên Bát nhã ba la mật sanh. Vì thọ, tưởng, hành, thức chẳng sanh nên Bát nhã ba la mật sanh … Vì tất cả các pháp chẳng sanh như vậy nên Bát nhã ba la mật phải sanh”.
Như vậy, chúng ta thấy các pháp là do Bát nhã ba la mật sanh. Con người cũng như muôn loài đều do Bát nhã ba la mật sanh, chứ không phải do bố mẹ sanh như chúng ta thường hiểu theo cách hiểu thông thường.
Vậy Bát nhã ba la mật là gì? Cũng trong phẩm Chiếu Minh, Đức Phật nói: “Vì Phật chẳng khác Bát nhã ba la mật và Bát nhã ba la mật chẳng khác Phật. Phật tức là Bát nhã ba la mật và Bát nhã ba la mật tức là Phật”.
Vì vậy, các pháp đều do Bát nhã ba la mật, do Phật sinh ra. Vì các pháp vô ngã, không có Tự tánh nên Đức Phật biến hiện phân thân ra làm Pháp tánh thường trụ trong các pháp. Sự phân thân này nhiều như cát sông Hằng và sông Hằng nhiều như cát sông Hằng, vô lượng vô biên, không thể tính đếm, không thể nghĩ bàn. Đức Phật nói ở đây không phải là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Đức Phật ở đây là Đức Phật Tổ Như Lai, còn gọi là Bát nhã ba la mật – Trí tuệ đến từ bờ kia, còn gọi là Đệ nhất nghĩa, Đệ nhất nghĩa đế chứ không phải cái Thế đế.
Đệ nhất nghĩa đế là Chánh Phật, duy nhất có một không hai, như trong phẩm Tam Huệ, Đức Phật nói: “Vì Bát nhã ba la mật này không sắc, không hình, không đối, tướng duy nhất đó là vô tướng”. Những phân thân của Phật là Thế đế, cái kế tiếp của Đệ nhất nghĩa đế.
Những Thế đế đó có trong tất cả các pháp để làm cái Tự tánh sinh ra các pháp và hoạt động phát triển trong các pháp. Cũng trong phẩm Tam Huệ, Đức Phật nói: “Lại này Tu Bồ đề! Bát nhã ba la mật này hay sinh tất cả các pháp, tất cả biện tài, tất cả chiếu minh”. Rõ ràng là sự sinh khởi để con người cũng như vạn vật được sinh ra, phát triển và tồn tại hoàn toàn do Trí tuệ từ bờ bên kia, đó là Trí tuệ Phật đang ẩn trong chúng sinh, trong các pháp như bửu vật vô giá ẩn trong áo nhơ.
Theo cách phân chia của Đức Phật, trong con người cũng như vạn vật tồn tại hai loại tâm, đó là tâm sở và tâm vương. Tâm sở là ý thức của bản thân con người, còn tâm vương, tức là tâm vua cũng ở trong con người chúng ta. Tâm vương này là tâm vua Thế đế, chính là phân thân của Đức Phật Tổ Như Lai. Như vậy, ta có thể thấy Đức Phật Tổ là Thượng đế. Thượng đế biến hiện phân thân ra các Thế đế để làm cái Pháp tánh thường trụ tạo tác ra các pháp, tạo tác ra con người và điều khiển mọi hoạt động phát triển tồn tại của con người và vạn vật.
Trong kinh Lăng Già, Đức Phật nói: “Như thế Đại Huệ! Ta ở thế giới Ta bà này có ba A Tăng Kỳ trăm ngàn danh hiệu, phàm phu thảy đều nghe, mỗi mỗi xưng danh hiệu Ta mà chẳng biết là danh hiệu của Như Lai Ta. Đại Huệ! Hoặc có chúng sanh biết Ta là Như Lai, hoặc biết Ta là Nhất Thiết Trí, hoặc biết là Phật, hoặc biết là Người Cứu Thế, hoặc biết là Người Tự Giác, hoặc biết là Đạo Sư, hoặc biết là Quảng Đạo, hoặc biết là tất cả Đạo, hoặc biết là Thiên Nhơn, hoặc biết là Phạn (người thanh tịnh), hoặc biết là Trời, hoặc biết là Tự Tại, hoặc biết là Thù Thắng, hoặc biết là Tiên Nhơn Tóc Vàng, hoặc biết là Chơn Thật, hoặc biết là Mặt Trăng, hoặc biết là Mặt trời, hoặc biết là Chúa Tể, hoặc biết là Vô Sanh, hoặc biết là Vô Diệt, hoặc biết là Tánh không, hoặc biết là Như Như, hoặc biết là Chơn Đế, hoặc biết là Thiệt Tế, hoặc biết là Pháp Tánh, hoặc biết là Niết Bàn, hoặc biết là Thường, hoặc biết là Bình Đẳng, hoặc biết là Bất Nhị, hoặc biết là Vô Tướng, hoặc biết là Giải Thoát, hoặc biết là Đạo, hoặc biết là Sanh v.v… Đại Huệ! Ba A Tăng Kỳ trăm ngàn danh hiệu như thế, chẳng thêm chẳng bớt. Thế giới này và thế giới khác thảy đều biết Ta…”. Đoạn kinh này cho thấy rõ, tất cả pháp – Ba A Tăng Kỳ trăm ngàn danh hiệu đều là Phật pháp. Phải hiểu được như vậy mới gọi là biết Ta, tức là biết Phật, tất cả các pháp đều là Phật pháp.
Trong luận kinh về “Pháp không”, chúng ta cũng cần phân biệt ba cái không trong kinh Bát Nhã: “không rỗng không”, “không tánh không” và “không nhị biên”.
Qua từng bước soi chiếu, quan sát ta thấy rằng, kinh Bát Nhã đã đưa ra ba hiện tượng không.
Một là, “không vô sanh” tức “rỗng không”. Bởi các pháp vô tác, không có cái Tạo tác, tức là không có cỗ máy cấu tạo nên các pháp không sanh, rỗng không. Sắc rỗng không, thọ, tưởng, hành, thức rỗng không. Tự sắc không sinh ra được sắc, tự thọ, tưởng, hành, thức không sinh ra được thọ, tưởng, hành, thức. Có nghĩa là, thể trạng vật chất và thể trạng tinh thần của con người không phải tự chúng sinh ra. Do đó, vốn thể con người là rỗng không, vô sanh rỗng không.
Trong Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh, khi Đại Bồ tát quán tự tại quan sát các pháp một cách tự tại vô ngại, tức là soi chiếu đến tường tận thì thấy rằng: “Chiếu kiến ngũ uẩn giai không”, nghĩa là soi thấy năm uẩn đều không. Bồ tát soi và thấy rằng, năm uẩn sắc thọ, tưởng, hành, thức không có Tự tánh để tạo tác sanh khởi nên không được sanh ra.
Không vô sanh này là nhận thức trong các pháp hiện hữu có tên gọi là “Sắc, thọ, tưởng, hành, thức” … Khi quan sát soi chiếu về sắc, thọ, tưởng, hành, thức thì không thấy chúng mà thấy một “Pháp tánh” đang tạo ra chúng, còn vốn thể của các pháp là không thật có. Các pháp này có được là do một “Pháp tánh thường trụ” tạo ra. Pháp tánh thường trụ đó chính là Phật tánh, còn các pháp thì không có Tự tánh.
Tự tánh trong chúng sinh là cái cỗ máy tạo tác cấu tạo. Cỗ máy này là Tự tánh của Như Lai tạng, không phải của chúng sinh. Vì chúng sinh không có Tự tánh nên không có cái Tạo tác. Bởi vậy, vốn thể của sắc, thọ, tưởng, hành, thức là vô sanh vô khởi. Sắc không sanh, không diệt, không nhơ, không sạch, không tăng, không giảm; thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy, không sanh, không diệt, không nhơ, không sạch, không tăng, không giảm. Do sắc, thọ, tưởng, hành, thức không sanh nên rỗng không. Vì thế, trong quá trình soi chiếu (“chiếu kiến”), Bồ tát thấy rõ năm uẩn đều không, sắc, thọ, tưởng, hành, thức đều không. Không này là không rỗng không, không vô sanh.
Cái không thứ hai là “Tánh không”. Cái Tánh không này được hiểu ở hai nghĩa: một là, vì các pháp không có “Tự tánh” nên gọi là “Tánh không”, tức là không có tánh tạo tác ra các pháp; hai là, Tánh không là “Pháp tánh thường trụ”, cái thường trụ trong các pháp, cái tạo ra các pháp, tạo ra sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Cái “Tánh không” này là có thật trong các pháp nhưng vì không phải sắc, tức là mắt thường không thể nhìn thấy được nên gọi là “Không”, nhưng không phải rỗng không, mà nó luôn hiện hữu trong các pháp. Thập trụ địa Bồ tát thấy Pháp tánh này lờ mờ như nhìn thấy hình sắc trong đêm tối, Đức Phật thấy Pháp tánh này như thấy hình sắc trong ánh sáng ban ngày, còn chúng sinh mắt phàm phu nên không thể thấy được.
Như vậy, vũ trụ vạn vật chỉ là sản phẩm được tạo ra bởi Tự tánh của Như Lai tạng và thụ động hoàn toàn vào nó trong quá trình sinh hóa phát triển và tồn tại. Tự tánh của Như Lai cũng được gọi là Phật tánh. Phật tánh là trí tuệ Phật và thần lực của Phật, còn gọi là thần lực của Như Lai, chứ không phải sắc, mà cũng chẳng phải không có sắc nên chẳng phải không. Bởi không phải sắc nên gọi là không, không này cũng chẳng phải không, không phi không nên gọi là Tánh không. Tánh không bao gồm trí tuệ và thần lực của Phật.
Tánh không này chính là Tự tánh của Như Lai tạo tác sinh ra sắc và sinh ra thọ, tưởng, hành, thức. Bởi vậy, Tánh không này là “Không tức thị sắc”, cái tạo ra tất cả, nhưng Tánh không này cũng chẳng phải không nên “Sắc tức thị không”. Có nghĩa là sắc cũng chính từ Tánh không này tạo ra và Tánh không này cũng chính là sắc, cũng chính là vật chất.
Sắc có thể là vật chất hiện hữu, có khối lượng, kích thước, hoặc có thể không phải là vật chất có khối lượng vật lý, nhưng chúng đều là vật chất dưới dạng năng lượng. Như vậy, năng lượng chính là vật chất, cái không này không sai khác với sắc, vì cái không này tạo ra thế nào thì sắc được hiện hữu thế đó. Do vậy, sắc và không không sai khác. Thọ, tưởng, hành, thức “diệc phục như thị” – tức là thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy.
Cái không thứ ba nói về hiện tượng hoàn toàn không có, tức là không nhị biên, pháp hữu pháp vô, hoặc có hoặc không. Trong quá trình quan sát chiếu kiến thấy rõ, các pháp được sinh ra là do Tự tánh của Như Lai tạng. Như vậy, con người cũng như vạn vật chỉ là cái sản phẩm của Như Lai, chứ vốn thể của con người và vạn vật không tự sanh ra mà có.
Tự các pháp là không sanh, không khởi. Do không tự sanh khởi lên được nên các pháp không tự có. Vốn thể của các pháp là không thật có – vô sắc. Như trong Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh nói rõ: “Vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức, …”, có nghĩa là không có sắc, không có thọ, tưởng, hành, thức, … Như vậy, con người cũng như thế giới tự nhiên này là không thật có. Tự nhiên không sinh ra được tự nhiên, vũ trụ vạn vật không sinh ra được vũ trụ vạn vật. Vũ trụ vạn vật không có cái ban đầu để tạo sinh ra nó, bởi vì cái ban đầu tạo sinh ra vũ trụ vạn vật là của Như Lai phân thân, là Pháp thân của Như Lai, chứ không phải của vạn vật. Vì vậy, vũ trụ vạn vật không có cái ban đầu – vô thỉ và không có cái kết thúc – vô chung.
Tất cả các pháp đều không có, vũ trụ vạn vật đều không có và chúng cũng không tự sinh ra, cũng không phải Nhân duyên sinh ra. Vũ trụ vạn vật được sinh ra là do “Pháp tánh thường trụ” trong mọi sự vật hiện tượng vì tất cả các pháp đều không có “Tự tánh” để tự sinh ra.
Sau khi tìm hiểu và nhận thức được các phương tiện mà Đức Phật đã chỉ ra cho Đại Bồ tát để biện chứng “Pháp không”, ta có thể dùng các phương tiện này để “Chiếu kiến ngũ uẩn giai không”, tức là soi chiếu để thấy năm uẩn đều không như trong kinh đã nói.
Để soi thấy được năm uẩn đều không, tức là soi về con người thể chất và con người tinh thần đều rỗng không, không thật có, nếu dùng bằng các tư duy thông thường mà soi, mà quan sát thì chỉ thấy được cái bề ngoài mà thôi, cái bề ngoài đó là sự hiện hữu của năm uẩn nơi thân con người.
Người trần mắt thịt không thể khám phá vào bên trong để thấy được cái Tạo tác đang hoạt động để năm uẩn khởi sinh, phát triển và tồn tại. Do đó, khi soi để thấy được năm uẩn đều không thì phải dùng phương tiện mà Đức Phật đã chỉ cho Đại Bồ tát. Dùng sức phương tiện này để quan sát, tìm đến các pháp Tự tánh rỗng không, Tự tướng rỗng không. Có nghĩa là các pháp không có Tự tánh và không có Tự tướng.
Tự tánh nghĩa là cái Tạo tác, cũng còn gọi là cái Nho đồng, cái tự nó tạo tác khởi sinh ra sự hiện hữu của sắc và thọ, tưởng, hành, thức. Cái Tự tánh trong các pháp, cái đang hoạt động tạo tác khởi sinh năm uẩn và duy trì tồn tại năm uẩn để con người có được một cuộc sống trong kiếp đời này lại là Tự tánh của Như Lai tạng nơi thân chúng sinh, chứ không phải của tự chúng sinh.
Tự tánh của Như Lai còn được gọi là Phật tánh, hay Như Lai tánh trong tất cả chúng sinh vì chúng sinh không có Tự tánh, các pháp không có Tự tánh. Tự tánh trong các pháp là của Như Lai được Đức Phật gọi là Pháp tánh thường trụ. Pháp tánh thường trụ trong các pháp này là cái Tạo tác khởi sinh và duy trì sự phát triển cho sắc và thọ, tưởng, hành, thức.
Nếu Pháp tánh này rời khỏi sắc, thọ, tưởng, hành, thức thì sắc, thọ, tưởng, hành, thức sẽ bị sụp đổ, bị tiêu diệt. Do đó, trong Kinh Bát Nhã, Đức Phật nói: “Rời ngoài không thì chẳng có sắc, rời ngoài sắc cũng chẳng có không, vì thế cho nên, sắc cũng chính là không và không cũng chính là sắc” (“Sắc tức thị không, không tức thị sắc”). Không này là Tánh không, bởi Phật tánh chẳng phải sắc nên gọi là không, không này là phi không, không phải rỗng không, do đó không tức thị sắc.
Trong quá trình biện chứng để luận giải năm uẩn thì thấy rằng, từ sắc đến thọ, tưởng, hành, thức đều không có Tự tánh để tạo tác tự sinh ra nó nên sắc không sanh, thọ, tưởng, hành, thức không sanh. Vì sắc không có Tự tánh nên không có cái Tạo tác, tức là không mong cầu tạo tác nên sắc là vô tác.
Bởi sắc không sanh, thọ, tưởng, hành, thức không sanh nên sắc rỗng không, thọ, tưởng, hành, thức rỗng không theo tính chân thật của nó. Còn sự hiện hữu của sắc, thọ, tưởng, hành, thức chỉ là thứ sản phẩm được tạo ra bởi sự tạo tác của Tự tánh Như Lai tạng, cũng chính là Phật tánh, hay Tánh không trong chúng sinh. Do đó, trong quá trình soi và thấy được là năm uẩn đều không (“Chiếu kiến ngũ uẩn giai không”).
Sắc không sanh, thọ, tưởng, hành, thức không sanh nên sắc không diệt, thọ, tưởng, hành, thức không diệt. Vì thế nên tịch diệt tướng các pháp không nghĩ không nhớ, có nghĩa là các pháp không có tướng tự tịch diệt. Trong kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật, Đức Phật nói: “Tịch diệt tướng các pháp là Nhất thiết chủng trí”. Nhất thiết chủng trí chính là trí tuệ Phật, là Phật tánh, là Tự tánh của Như Lai, cũng còn gọi là Tánh không thường trụ trong các pháp.
Như vậy, con người được sinh ra hay bị tiêu diệt đều do Như Lai sinh và Như Lai diệt, bởi Pháp tánh của Như Lai thường trụ trong chúng sinh làm cái chúa tể, chủ thể trong chúng sinh, làm cái ngã của chúng sinh để tạo tác sanh diệt, tạo ra hiện tượng có, hiện tượng không của con người, cũng như mọi sự vật hiện tượng trong thế giới và vũ trụ này.
Cái chúa tể, chủ thể trong chúng sinh là cái Tự tướng trong chúng sinh, mà cái Tự tướng này là của Như Lai không phải của chúng sinh, do đó chúng sinh Tự tướng rỗng không, tức là không có Tự tướng.
Cái chúa tể, chủ thể trong chúng sinh là cái ngã của chúng sinh, nhưng cái ngã này là của Như Lai không phải của chúng sinh, do đó chúng sinh vô ngã, các pháp sắc, thọ, tưởng, hành, thức đều vô ngã.
Trong quá trình luận giải về năm uẩn, dùng sức phương tiện đi sâu vào một phép biện chứng sâu màu và tìm thấy sắc rỗng không, thọ, tưởng, hành, thức rỗng không theo tính chân thật của chúng, bởi các pháp không sanh, không diệt nên rỗng không, không có.
Trong Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh nói: “Thị chư pháp không tướng bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm”, nghĩa là, tướng rỗng không của các pháp không sanh, không diệt, không nhơ, không sạch, không tăng, không giảm. Do đó, không có sắc, không có thọ, tưởng, hành, thức (“vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức”).
Như vậy, ta thấy rõ ràng rằng, năm uẩn của con người do Đức Phật đọa sanh và Đức Phật tiêu diệt. Tuy nhiên, sự sinh diệt này không phải ngẫu nhiên hay vô cớ. Đức Phật dựa trên cơ sở luật nhân quả mà Ngài đã định để đọa sanh hành nghiệp chúng sinh. Dựa vào nghiệp trước huân tập, tức là nghiệp tiền kiếp, trên cơ sở luật nhân quả, Đức Phật bắt con người phải thọ thân trong lục đạo (sáu đường) luân hồi. Con người phải mang thân trả nghiệp trong năm đường sanh tử: người, atula, ngạ quỷ, súc sanh, địa ngục, trầm luân trong biển khổ sanh tử và luân hồi không bao giờ ra khỏi.
Từ những nghiên cứu, biện chứng trên đây chúng ta nhận thức được rằng, “Pháp không” là một nội dung giáo lý của Đức Phật rất khó tin, khó hiểu đối với chúng sinh từ hàng Duyên giác trở xuống. Giáo lý “Pháp không” là loại kinh Đại thừa được Đức Phật truyền phán cho hàng Bồ tát, nếu không đủ căn cơ Bồ tát thì không thể hiểu và nắm bắt được. Kinh Đại thừa Đức Phật thuyết không đọa ngôn từ, khi luận kinh phải dùng phép biện chứng vượt ngôn từ, nhưng không được rời ngôn từ, nếu rời ngôn từ thì sẽ luận sai và sẽ là hý luận.
Muốn luận giải được giáo lý “Pháp không”, Bồ tát phải nương vào “Sư tử”, tức là nương vào cái chúa tể, cái chủ thể đang tồn tại trong các pháp và dùng “Phương tiện” mà Đức Phật đã chỉ để biện giải. Nếu không dùng “Phương tiện” thì không thể biện giải được kinh Đại thừa. Dùng “Phương tiện” của Đức Phật, hành giả quán chiếu được các pháp không có Tự tánh, không có Tự tướng, do đó các pháp không có chủ thể, không có chúa tể, là rỗng không, là vô ngã. Từ đây ta tìm được ba giải thoát môn là “Không tam muội”, “Vô tướng tam muội” và “Vô tác tam muội”. Dùng “Phương tiện” ta cũng chỉ ra được ba khái niệm “Không” trong kinh Đại thừa, đó là “Không rỗng không”, “Không Tánh không” và “Không nhị biên”.
Với phương pháp biện chứng sâu màu như trên, khi soi chiếu con người hay các pháp chúng ta sẽ tìm thấy các pháp rỗng không như hư không, các pháp tướng như bất động và các pháp đều là Phật pháp.
Như vậy, “Pháp không” là một chìa khóa duy nhất để tìm đến chân lý tuyệt đối về nhân sinh quan và vũ trụ quan trong quá trình nghiên cứu về sự hình thành, phát triển và tồn tại của con người và vũ trụ. Dùng phép biện chứng sâu màu, tìm đến bản chất tột cùng, chân lý tuyệt đối của con người và vạn vật trong vũ trụ, đó là: tất cả đều do một “Trí tuệ siêu việt đến từ bờ kia” (Ma ha Bát nhã ba la mật), do “Pháp tánh thường trụ”… hay nói một cách rõ ràng đơn giản là do “Phật” tạo ra dựa trên luật nhân quả báo ứng. Từ đó chúng ta có thể kết luận chắc chắn rằng, tất cả các pháp đều là Phật pháp.
Để kết thúc bài viết, xin trích đăng những lời nói về Phật giáo của nhà bác học nổi tiếng thế giới thế kỷ 20 Albert Einstein: “Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và Thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát phương tiện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên, trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Chỉ có Phật giáo mới đáp ứng được các điều kiện đó.
Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan niệm của mình để chấp nhận khoa học, bởi vì Phật giáo bao gồm khoa học và đồng thời cũng vượt trên khoa học. Phật giáo là một chiếc cầu nối liền tôn giáo và những tư tưởng khoa học. Chiếc cầu Phật giáo đã kích thích con người khám phá những tiềm năng lớn lao nằm sâu kín trong chính nó và trong môi trường sống xung quanh nó. Phật giáo siêu việt vượt qua thời gian.
Nếu có một tôn giáo nào đương đầu được mọi nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo.
Tôi là một người không tôn giáo. Nhưng nếu có tôn giáo thì tôi sẽ là một Phật tử, vì những gì tôi hiểu biết bây giờ thì mấy ngàn năm trước Đức Phật đã nói hết rồi”.
Chùa Động Hang – Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh
Ngày 27 tháng 10 năm 2019
NGUYỄN KHÁNH TƯỜNG